A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chia sẻ kinh nghiệm triển khai các mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu

Ngày 13/6, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị chia sẻ bài học kinh nghiệm triển khai các mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đồng chí Mùa A Trừ - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh chủ trì Hội nghị. Các đồng chí lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng đại diện các hộ tham gia mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu tại xã Bình Lư (huyện Tam Đường) và xã Bản Lang (huyện Phong Thổ) dự Hội nghị.

Hội nghị đã báo cáo kết quả triển khai thực hiện Dự án Tăng cường tiếng nói và năng lực cho người nông dân thiểu số dễ bị tổn thương trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở khu vực Tây Bắc, Việt Nam (gọi tắt là VOF) do Hội Nông dân tỉnh thực hiện từ tháng 9/2020-6/2022. Dự án VOF do Tổ chức Phát triển nông nghiệp Đan Mạch châu Á (ADDA) tài trợ tại 2 tỉnh Lai Châu, Sơn La. Tại tỉnh Lai Châu, Dự án được triển khai tại bản Nà Cà (xã Bình Lư, huyện Tam Đường) và bản Hợp 1 (xã Bản Lang, huyện Phong Thổ).

Mô hình chè sạch được Dự án VOF thực hiện tại bản Nà Cà, xã Bình Lư, huyện Tam Đường.

Mô hình chè sạch được Dự án VOF thực hiện tại bản Nà Cà, xã Bình Lư, huyện Tam Đường.

Sau gần 3 năm thực hiện, Dự án đã đạt được các mục tiêu ngắn hạn đề ra như: đến cuối năm 2021, ít nhất 4 nhóm nông dân thích ứng và 2 đối tác là các tổ chức xã hội tại địa phương được nâng cao năng lực để tham gia vào các thảo luận chính sách về phát triển nông thôn. 6 mô hình bản nông nghiệp thông minh phù hợp với khí hậu được hình thành ở tỉnh Sơn La và Lai Châu với ít nhất 70% trên tổng số 5.000 gia đình tham gia được tăng thu nhập ít nhất 40% từ việc bán sản phẩm nông nghiệp có chứng nhận. Các kết quả đạt được tại vùng dự án được chính quyền địa phương công nhận, chia sẻ rộng rãi và đưa ra thảo luận ở cấp quốc gia và quốc tế thông qua các sự kiện, hội nghị, hội thảo.

Các hoạt động của Dự án từng bước tác động làm thay đổi nhận thức của bà con về ý thức bảo vệ môi trường về thói quen lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. Phổ biến phương pháp ủ phân hữu cơ từ phụ phẩm nông nghiệp, tránh tình trạng đốt rơm rạ trên cánh đồng làm ảnh hưởng môi trường. Phổ biến kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI, các tiêu chí sản xuất chè sạch theo tiêu chuẩn Châu Âu, hỗ trợ người dân tiếp thị, đưa các sản phẩm nông nghiệp ra thị trường.

Tại Hội nghị, lãnh đạo và đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chia sẻ kinh nghiệm về triển khai các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu trong nước và của tỉnh Lai Châu.

Quang cảnh Hội nghị.

Quang cảnh Hội nghị.

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Mùa A Trừ - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh khẳng định, Dự án đã mang lại hiệu quả cao cho các hộ được thụ hưởng. Đồng thời cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh đã thành lập Chi hội Nông nghiệp hữu cơ tỉnh Lai Châu. Đây là tổ chức có ý nghĩa quan trọng giúp các hộ tiếp tục thực hiện mô hình khi Dự án đã hết thời gian hỗ trợ.

Từ nay đến khi chính thức hết thời gian thực hiện Dự án (tháng 9/2022), Ban Quản lý Dự án sẽ tiếp tục hoàn thiện một số nội dung còn lại của Dự án. Yêu cầu các bản được chọn thực hiện Dự án tiếp tục duy trì sinh hoạt các nhóm để từng bước phát triển vùng chè, hình thành sản phẩm hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế gia đình. Thường xuyên trao đổi với Hội Nông dân các cấp hoặc trực tiếp trao đổi với Hội Nông dân tỉnh để được tư vấn, giúp đỡ, duy trì phong trào các nhóm mô hình… Nếu các mô hình cần hỗ trợ kinh phí hoạt động, Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh sẽ xem xét tạo điều kiện trong quá trình hoạt động…


Tác giả: Thu Trang
Nguồn:https://www.baolaichau.vn/x%C3%A3-h%E1%BB%99i/chia-s%E1%BA%BB-kinh-nghi%E1%BB%87m-tri%E1%BB%83n-khai-c%C3%A1c-m%C3%B4-h%C3%ACnh-%E1%BB%A9ng-ph%C3%B3-v%E1%BB%9Bi-bi%E1%BA%BFn-%C4%91%E1%BB%95i-kh%C3%AD-h%E1%BA%ADu Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Bản đồ
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT tỉnh mà bạn quan tâm nhất?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 262
Hôm qua : 804