Thứ năm, 25/04/2024 - 13:56
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hướng đi mới trong phát triển kinh tế, giảm nghèo từ Sâm Lai Châu ở xã Sì Lở Lầu

Cùng với việc trồng cây thảo quả, thất diệp nhất chi hoa, những năm gần đây người dân trên địa bàn xã Sì Lở Lầu còn mạnh dạn trồng cây Sâm Lai Châu để phát triển kinh tế. Hiệu quả bước đầu từ cây Sâm mang lại đang tạo động lực để bà con vùng biên vươn lên giảm nghèo, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Toàn cảnh vườn ươm Sâm của anh Tẩn Sài Nhuần

 

Gia đình anh Tẩn Sài Nhuần, bản Sín Chải bắt đầu trồng cây Sâm từ năm 2019 với diện tích 400m2 sâm. Thấy Cây Sâm phù hợp với khí hậu địa phương và mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình. Mỗi năm anh đều đầu tư mua thêm giống, vật liệu làm vườn, mở rộng diện tích trồng Sâm. Đến thời điểm hiện tại gia đình anh đã có hơn 1 ha diện tích Sâm. Trong đó, số lượng cây Sâm từ 1 năm tuổi trở lên gần 2.000 cây, loại 5 năm tuổi có gần 800 cây. Ngoài ra anh còn tự ươm giống để bán ra thị trường, mỗi năm anh thu từ 40 đến 50 triệu đồng.

Người dân xã Sì Lở Lầu chăm sóc vườn Sâm

 

Theo thống kê, hiện xã Sì Lở Lầu có 8,4 ha cây Sâm Lai Châu, được trồng tập trung tại các bản là bản Lản Nhì Thàng, Lao Chải, Gia Khâu, Thà Giàng, Phố Vây… Đây là loại cây dược liệu quý, thích hợp với khí hậu mát mẻ, có độ cao 1.500m so với mực nước biển. Thực tế cho thấy việc trồng Sâm Lai Châu ở Sì Lở Lầu rất phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu địa phương, phát triển tốt và cho hiệu quả kinh tế cao. Việc người dân mạnh dạn đầu tư và mở rộng quy mô vùng trồng cây Sâm đã phần nào giải quyết việc làm tại chỗ cho nhiều lao động tại địa phương. Đồng thời, góp phần bảo tồn và phát triển nguồn cây dược liệu quý. Từ đó, giúp bà con nâng cao thu nhập, từng bước giảm nghèo bên vững, cải thiện cuộc sống. Đồng chí Tẩn Lao San – Phó Chủ tịch UBND xã Sì Lở Lầu cho biết thêm: ( Việc trồng sâm đã giúp các hộ có thu nhập ổn định, xã cũng đã xây dựng kế hoạch theo đề án của tỉnh, tiếp tục vận động dân nhân trồng sâm dưới tán rừng, vừa để phát triển kinh tế và bảo vệ rừng.)

Để cây Sâm trở thành loại cây giảm nghèo bền vững. Thời gian tới bà con nhân dân xã Sì Lở Lầu rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc hướng dẫn, tập huấn thêm về kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, tạo điều kiện cho Nhân dân được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển và mở rộng diện tích trồng Sâm. Hy vọng từ cách thức làm mới này, sẽ mở thêm một hướng phát triển kinh tế mới cho nhiều bà con nơi đây cải thiện đời sống, giảm nghèo bền vững./.


Tác giả: HẢI CHÂU
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT tỉnh mà bạn quan tâm nhất?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.330
Hôm qua : 2.384