A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ COVID-19 TẠI NHÀ ( Bài viết để tham khảo)

        COVID-19 là bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, nó đến với bất kỳ ai ,đến lúc nào là chuyện không thể tránh khỏi. Lúc chưa bị dương tính thì nhiều người có thể lơ mơ về nó. Đến khi bị nhiễm, thì thấy lo lắng, lúng túng, thậm chí hoang mang không biết xử lý thế nào. Trước tiên chúng ta cần  phân biệt bệnh cảm cúm và Covid-19:  Có hay không việc từng tiếp xúc với người mắc bệnh, hoặc đã từng đi tới vùng dịch; nếu đã có tiền sử như vậy lại xuất hiện triệu chứng sốt cao, ho...thì phải lên trạm y tế gần nhất để tiến hành test nhanh, cho kết quả dương tính, để có biện pháp  điều trị sớm. Nếu không có tình trạng này thì không nên căng thẳng một cách vô cớ, không nên cho rằng một khi bị cảm, trong người khó chịu thì khẳng định là mắc bệnh COVID-19.

     

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Dưới đây là một số lưu ý trong điều trị tại nhà khi chẳng may mắc Covid-19 :

1. Thoải mái tinh thần vì chúng ta đã tiêm Vắc xin và bệnh này không phải là không chữa được. Không nên quá lo âu để ảnh hưởng đến giấc ngủ và bữa ăn hàng ngày. Trẻ em nếu chẳng may có mắc Covid-19, thì kháng thể của mỗi trẻ tuy khác nhau nhưng hầu như đều có sức đề kháng tốt kể cả khi trẻ chưa được tiêm Vắc Xin.

 2. Chuẩn bị nguyên liệu để tiến hành xông hơi tại nhà kể cả khi chưa mắc, đang mắc và khi đã điều trị khỏi: (nguyên liệu xông hơi  gồm có: Gừng, tỏi, chanh, sả và một số dược liệu khác có trong tự nhiên… ). Chú ý: chỉ xông mũi và họng ,không nên để hơi quá nóng sục thẳng vào mũi, tuyệt đối không xông toàn thân vì làm như vậy dễ dẫn đến cảm lạnh và viêm phổi ( Theo thực tế hiện nay Chưa thấy tài liệu nào viết là xông hơi có thể  diệt được  ViRút; Như vậy mục đích của xông hơi  chỉ để hít thở tốt hơn và chống cảm cúm ).

 3. Tắm nhanh , không tắm lâu, tắm nước nóng, sau tắm thì giữ ấm cơ thể không để lạnh dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi ( vì có bẩn tý thì cũng không sao, thực tế cho thấy  không ai đến gần bệnh nhân khi đang mắc COVID-19 ). Khi thời tiết giao mùa, trở lạnh, người dân ở  các xã vùng cao huyện Phong thổ phải đặc biệt chú ý đến tình hình sức khỏe của bản thân và gia đình mình; Đối với các xã vùng thấp cũng không thể chủ quan trước diễn biến thay đổi thất thường của thời tiết hiện nay.

4. Về nước uống : Uống nhiều nước đun sôi để nguội, để đào thải độc tố trong người và chống keo máu do VR xâm nhập sẽ làm giảm nồng độ oxy trong máu ( Chú ý dù có khát đến mấy cũng không nên uống nước đá lạnh ). Một ngày nên uống khoảng 2,5 lít nước.

5. Tập thể dục đúng cách: Ngồi thẳng lưng, hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng, hít thật sâu thở ra từ từ. Mục đích để bổ sung nồng độ oxy trong Phổi và máu  Ngoài ra còn có thở theo kiểu thổi bóng bay để đẩy cặn trong Phổi ra.

6. Thuốc kháng COVID:  Hiện nay Bộ y tế đang  sử dụng điều trị cho FO bằng một số loại thuốc như  sau: Molravir 400mg của Việt nam , MOLAZ 200mg của Ấn độ… trên thị trường có bán một số loại thuốc của Nga nhưng họ viết toàn bằng chữ Nga, ( đưa vào hệ thống Google dịch thì thuốc đó có thành phần AREPLIVIR cũng là thốc kháng VR và nhiều người sử dụng có hiệu quả ) việc sử dụng thuốc phải cẩn thận và phải  có hướng dẫn của bác sỹ hoặc dược sỹ, vì một số loại thuốc trong đó có thể có một số tác dụng phụ. Nên uống thêm một số loại thuốc hỗ trợ nâng thể lực như NOVIMIN hoặc Renusept...!

7. Ăn nhiều hoa quả tươi để bổ sung thêm các loại vitamin .  Uống bổ sung vitamin C; Đối với  C sủi thì không nên uống quá nhiều vì có thể sẽ bị đọng sỏi thận.

8. Không được bỏ các bữa ăn kể cả  trường hợp mất vị giác. Sau ăn thì nên súc miệng bằng nước muối sinh lý. Nếu không có thì dùng muối pha với nước đun sôi để nguội. Súc miệng nước muối trước và sau khi đi ngủ là tốt nhất.

9.Sử dụng thường xuyên các loại bổ phế, bổ phổi và tiêu đờm. Nếu đau họng thì dùng thêm kháng sinh. Nếu cảm cúm thì uống thuốc giải cảm.

10. Nên sử dụng nước tỏi tươi hòa với nước sôi để nguội,  nhỏ trực tiếp vào mũi để chữa nghẹt mũi. Hoặc sử dụng các loại lọ xịt mũi y tế , để thường xuyên thông mũi, tăng oxy vào Phổi.

11. Cách sử dụng kẹp kiểm tra  nồng độ oxy trong máu : Móng tay nên cắt ngắn , hạn chế ánh sáng;  kẹp vào ngón tay trỏ, xem chỉ số nếu từ 96 trở lên là chỉ số an toàn, dưới 95 đây được coi là chỉ số nguy hiểm ); Đối với chỉ số còn lại trong kẹp kiểm tra nồng độ: Đó là nhịp tim, nhịp tim  duy trì từ 70 đến 120 là an toàn nhất ).

12. Sau khi điều trị khỏi COVID ( Thực  hiện test nhanh với kết quả âm tính thì phải hạn chế các hoạt động mạnh và hạn chế uống rượu trong  khoảng thời gian một tháng vì lúc này Phổi vẫn đang bị tổn thương ) .

         Trên đây là một số nội dung cần thiết trong điều trị  COVID-19 tại nhà để mọi người tham khảo.  Chúc các bệnh nhân điều trị COVID tại nhà sớm khỏi bệnh và trở lại với cuộc sống, công việc bình thường như trước đây.


Tác giả: Đ/C Vương Thế Mẫn Phó Bí thư – Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Bản đồ
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT tỉnh mà bạn quan tâm nhất?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.018
Hôm qua : 1.860