A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phiên họp tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2023

Chiều ngày 28/12/2023, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số tổ chức phiên họp thứ 7 theo hình thức trực tuyến để tổng kết hoạt động năm 2023 và triển khai phướng hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì pphieen họp. Tại điểm cầu huyện Phong Thổ dự có đồng chí Mai Thị Hồng Sim – Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện.

Quang cảnh phiên họp tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2023 tại điểm cầu huyện Phong Thổ

 

Năm 2023, chuyển đổi số Quốc gia được đẩy mạnh theo hướng toàn dân, toàn diện, có kết quả thiết thực, đóng góp tích cực vào phát triển KTXH đất nước. Năm Dữ liệu số Quốc gia, chúng ta đã tạo những nền tảng cơ bản trong tạo lập và chia sẻ dữ liệu trong cơ quan Nhà nước, tạo nền móng cho phát triển cả 3 trụ cột là Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Chỉ số Đổi mới sáng tạo của Việt Nam năm 2023 đứng thứ 46/132, tăng 2 bậc so với năm 2022; Chỉ số Bưu chính của Việt Nam năm 2023 đạt cấp độ 6/10, tăng 1 cấp độ so với năm 2021; Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số nhanh nhất khu vực Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp; thương mại điện tử tăng 11%, kinh tế số du lịch tăng 82%, thanh toán số tăng 19%. Các cơ sở dữ liệu Quốc gia, chuyên ngành được đẩy mạnh triển khai xây dựng, kết nối, chia sẻ; tạo tiện ích trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp. Đặc biệt, cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư được đẩy mạnh, đem lại hiệu quả thiết thực Hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chíp cho công dân đủ điều kiện; cấp trên 70 triệu tài khoản định danh điện tử. Đẩy mạnh sử dụng ứng dụng VneID, đã kết nối, chia sẻ, xác thực, làm sạch dữ liệu với 15 bộ, ngành, 63 địa phương và 03 doanh nghiệp viễn thông; triển khai 38/53 dịch vụ công thiết yếu, giúp tiết kiệm hằng năm trên 2,5 nghìn tỷ đồng.Công tác hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách tạo khuôn khổ cho chuyển đổi số Quốc gia được triển khai tích cực, hiệu quả; Triển khai dịch vụ công trực tuyến được đẩy mạnh, đem lại hiệu quả thiết thực, từng bước xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp; Phát triển hạ tầng số đạt nhiều kết quả tích cực; An ninh mạng, an toàn thông tin ngày càng được coi trọng.

Với chủ đề “Phổ cập hạ tầng số, sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”, năm 2024, cả nước thực hiện 8 nhiệm vụ phổ cập hạ tầng số, 5 nhiệm vụ phổ cập các yếu tố nền tảng cho kinh tế số và 6 bài toán lớn về sáng tạo ứng dụng số đặt hàng các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tập trung giải quyết.  Trong đó, hạ tầng số phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bao gồm 6 thành phần cơ bản là: hạ tầng viễn thông, hạ tầng IoT, hạ tầng tính toán, hạ tầng dữ liệu, hạ tầng cung cấp công nghệ số như dịch vụ và các nền tảng số có tính hạ tầng; phổ cập các yếu tố nền tảng cho kinh tế số gồm có: phổ cập danh tính số, phổ cập chữ ký số cá nhân, phổ cập ứng dụng thanh toán số, phổ cập ứng dụng hóa đơn điện tử và phổ cập ứng dụng hợp đồng điện tử; sáng tạo ứng dụng số tập trung vào các nhu cầu cơ bản của người dân, nhu cầu cơ bản của doanh nghiệp, nhu cầu đặc thù của doanh nghiệp theo từng ngành, lĩnh vực.


Tác giả: Trịnh Toản
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Bản đồ
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT tỉnh mà bạn quan tâm nhất?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.273
Hôm qua : 1.469