A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023

Ngày 20/4/2023, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2023. Tại điểm cầu huyện Phong Thổ dự có đồng chí Trịnh Văn Đoàn, phó chủ tịch UBND huyện.

 

Trong năm 2022, cả nước đã xảy ra 21/22 loại hình thiên tai, trong đó có 9 cơn bão và áp thấp nhiệt đới; 258 trận dông, lốc, mưa lớn; 310 trận lũ quét, sạt lở đất; 286 trận động đất; 191 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển… Thiên tai đã làm 175 người chết và mất tích, tăng 1,6 lần thiệt hại so với năm 2021. Tổng thiệt hại ước tính gần 19.500 tỷ đồng, tăng 3,4 lần so với năm 2021. Từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước đã xảy ra 3 trận mưa lớn, 21 trận dông lốc, 12 vụ sạt lở bờ sông, 78 trận động đất, 2 đợt rét hại và 12 đợt gió mạnh, sóng lớn trên biển, điển hình như đợt nắng nóng vượt lịch sử cùng thời kỳ vào ngày 22/3/2023 tại Hoà Bình. Thiên tai đã làm 7 người mất tích, thiệt hại kinh tế gần 25 tỷ đồng. Mặc dù thiên tai diễn ra bất thường, cực đoan, trái quy luật, song công tác chỉ đạo ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai từ trung ương đến địa phương được triển khai kịp thời, đặc biệt là ứng phó xử lý các sự cố công trình đê điều, hồ đập, giao thông, lưới điện, thông tin liên lạc như: Chính phủ đã hỗ trợ 1.800 tỷ đồng cho 28 tỉnh khắc phục hậu quả thiên tai; xuất cấp 4.171 tấn gạo cho 4 tỉnh: Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên và Bình Phước và một số vật tư, trang thiết bị phục công tác cứu hộ, cứu nạn với tổng giá trị ước tính khoảng 148 tỉ đồng.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu huyện Phong Thổ

 

Tại Hội nghị, đại diện các bộ, ngành trung ương, địa phương tập trung thảo luận, đánh giá tình hình thiên tai, công tác dự báo, cảnh báo và nhận định về tình hình thiên tai năm 2023, đồng thời, đưa ra các giải pháp chủ động phòng chống, ứng phó với sự cố thiên tai và phương án tìm kiếm cứu nạn khi có thiên tai xảy ra để hạn chế thiệt hại về người và của của nhân dân. Theo đó, trong năm, các địa phương tiếp tục lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình, dự án đầu tư của các bộ, ngành địa phương, nhất là các dự án phát triển hạ tầng cơ sở, giao thông, khu đô thị mới, khu dân cư tập trung tránh làm gia tăng rủi ro thiên tai; hoàn thiện quy hoạch phòng, chống thiên tai, thủy lợi, thủy điện nhằm tăng cường năng lực cắt lũ cho các hồ chứa, đảm bảo nguồn nước cho tưới tiêu; nâng cao chất lượng dự báo, đảm bảo yêu cầu dự báo sớm, kịp thời, chính xác diễn biến thiên tai nhất là các loại hình thiên tai thường xuyên diễn ra gây thiệt hại lớn; đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng; nâng cao năng lực cứu hộ cứu nạn, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân.


Tác giả: Trịnh Toản
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT tỉnh mà bạn quan tâm nhất?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 53
Hôm qua : 860