A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lễ hội Gầu Tào, nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc H.Mông huyện Phong Thổ

Lễ hội Gầu Tào được coi là lễ hội tiêu biểu, thể hiện nét văn hóa tín ngưỡng đặc sắc không chỉ của người H.Mông của xã Dào San mà còn là của cộng đồng dân tộc H.Mông của huyện Phong Thổ đầu năm mới. Lễ hội là dịp để cúng tạ Trời Đất, Thần linh phù hộ, ban cho mọi người sức khỏe, mùa màng bội thu, gia súc đầy chuồng.

Quang cảnh lễ cúng tại lễ hội Gầu Tào xã Dào San

 

“Gầu Tào” theo tiếng H.Mông có nghĩa là “chơi ngoài trời”, hay “ hội chơi đồi”. Theo tiếng Quan Hỏa, người H.Mông 1 số nơi còn gọi là “Say Sán” có nghĩa là “Đạp núi”. Lễ hội Gầu Tào là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người H.Mông xã Dào San mỗi khi tết đến, xuân về. Trong phần Lễ là nghi thức cúng trang trọng tại khu vực cây nêu để bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn trời đất, cầu mong sơn thần thổ địa phù hộ độ trì ban cho bà con Nhân dân một năm mới khỏe mạnh, người người yên vui, các gia đình có con trai nối dõi tông đường để chăm sóc tổ tiên dòng họ, mùa màng bội thu, ngô lúa đầy sàn, gia súc, gia cầm sinh sôi, phát triển. Anh Chang A Lứ, VĐV môn đẩy gậy xã Sin Suối Hồ vui vẻ nói: ( Năm nay là lần đầu tiên tôi được tham gia Lễ hội Gầu Tào và tham gia thi môn đẩy gậy, thi giã bánh giầy. Tôi thấy rất vui, được giao lưu, gặp gỡ bạn bè, được tham gia các trò chơi dân gian của dân tộc mình. Tôi mong muốn những năm sau huyện Phong Thổ tiếp tục duy trì tổ chức lễ hội này)  

Phần thi giã bánh giầy

 

Phần thi Bắn nỏ

 

Phần thi Đẩy gậy.

 

Đến với lễ hội mọi người còn được hòa mình vào các môn thể thao truyền thống dân tộc H.Mông. Các chàng trai so tài thể hiện sức khoẻ, bản lĩnh và trí tuệ của người miền sơn cước như: Trèo cây nêu, đẩy gậy, bắn nỏ ...v..v. Cùng với đó, về với lễ hội mọi người còn được tham gia ca, múa, những lời ca điệu múa của các nghệ sĩ không chuyên đến từ các bản nhằm ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi quê hương đất nước con người. Từ đó sẵn sàng bước vào một năm mới gặp nhiều may mắn hơn trong cuộc sống, công tác, lao động sản xuất. Bên cạnh đó huyện Phong Thổ còn làm tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự tại lễ hội để du khách thập phương đến du xuân, tìm hiểu nét đẹp văn hóa đời sống tâm linh, tinh thần của cộng đồng người H.Mông. Đồng chí Mai Thị Hồng Sim - Ủy viên BTV Huyện ủy – Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ cho biết thêm: ( Năm 2020 lễ hội Gầu Tào của huyện Phong Thổ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Năm 2023, huyện Phong Thổ tổ chức quy mô nâng tầm cấp huyện với 6 xã có đông đồng bào dân tộc H.Mông sinh sống. Lễ hội cũng nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Số 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu, đồng thời động viên Nhân dân giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc cùng nhau phấn đấu phát triển kinh tế tại địa phương )

Đồng chí Mai Thị Hồng Sim - Ủy viên BTV Huyện ủy – Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ trao giải nhất, nhì, ba toàn đoàn cho các đoàn
Đồng chí Đèo Văn Dương – Trưởng phòng Văn hóa Thể thao và Thông tin huyện trao giải cho các đội tham gia phần thi văn nghệ.

 

Đồng chí Định Ngọc Cường – Giám đốc Trung tâm Văm hóa Thể thao và Truyền thông huyện trao giải cho các đội tham gia các môn thể thao.

 

 Lễ hội Gầu Tào xã Dào San đang cùng các lễ hội khác trên địa bàn huyện Phong Thổ đang là sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách xa gần tới thăm và du lịch. Vì vậy, thời gian tới cấp ủy chính quyền xã Dào San, huyện Phong Thổ tiếp đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương./.


Tác giả: HẢI CHÂU
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Bản đồ
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT tỉnh mà bạn quan tâm nhất?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 261
Hôm qua : 804