A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng chống HIV/AIDS

Sáng ngày 01/12, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tổng kết 30 năm phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam, Mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (01/12) và phát động Tháng hành động phòng chống HIV/AIDS năm 2020. Tham dự Hội nghị có đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế.
Theo báo cáo tại Hội nghị, kết quả nổi bật về 30 năm phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam, đó chính là cam kết chính trị mạnh mẽ, hệ thống văn bản không ngừng được hoàn thiện; Hệ thống mạng lưới phòng, chống HIV/AIDS được thành lập và nâng cao qua các thời kỳ (năm 1987: Tiểu ban phòng, chống SIDA; năm 1990: Ủy ban Quốc gia phòng chống SIDA; năm 1994: Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS; năm 2000: Ủy ban quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm).
Hoạt động truyền thông, can thiệp giảm hại, dự phòng lây nhiễm HIV được đa dạng; hoạt động tư vấn, xét nghiệm HIV không ngừng được mở rộng và đa dạng (1.300 cơ sở xét nghiệm sàng lọc HIV; 170 phòng xét nghiệm khẳng định tại 63/63 tỉnh, thành phố; hiện nay, mỗi năm: Khoảng 2,5-3 triệu mẫu xét nghiệm HIV (tăng gấp 20 lần so với giai đoạn trước 2010); phát hiện 8.000-10.000 người dương tính.
Điều trị HIV/AIDS liên tục được mở rộng, chất lượng điều trị đạt hàng đầu thế giới; Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đạt hiệu quả cao; Cơ chế tài chính đổi mới, bền vững; Kết quả giảm 2/3 tình hình dịch AIDS so với năm 2007. Năm 2020, là năm thứ 12 liên tiếp, HIV/AIDS tại Việt Nam được kiểm soát, giảm số người lây nhiễm, giảm số người chết do AIDS,…
Bên cạnh đó, công tác phòng chống HIV/AIDS vẫn còn một số khó khăn, thách thức như:  HIV/AIDS vẫn là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng (Năm 2020, ước Việt Nam có khoảng 230.000 người HIV dương tính, đứng thứ 4 Đông Nam Á; mỗi năm vẫn có khoảng 10.000 người HIV dương tính mới; các hành vi nguy cơ diễn biến phức tạp; lây truyền qua đường tình dục gia tăng; tỷ lệ HIV dương tính gia tăng nhanh trong nhóm MSM,..); Thay đổi tổ chức và nguồn nhân lực phòng chống HIV/AIDS; Thách thức về tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS.
Đối với huyện Phong Thổ, công tác phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm tiếp tục được kiểm soát. Toàn huyện hiện có gần 500 nhiễm HIV, chuyển sang giai đoạn AIDS gần 330 người, số người tử vong là 269 người, số người được điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone và Bupren trên 500 người. Hoạt động phòng chống tệ nạn mại dâm tiếp tục được quản lý chặt chẽ, tăng cường đấu tranh chống tội phạm ma túy; kịp thời phát hiện đấu tranh triệt phá các đường dây, tụ điểm buôn bán, vận chuyển ma túy.
Thời gian tới huyện Phong Thổ tiếp tục tăng cường công tác xã hội hóa, huy động và khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân vào công tác phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm. Đổi mới công tác cai nghiện, tăng cường đấu tranh chống tội phạm ma túy, chặn nguồn cung ở khu cực cửa khẩu, biên giới./.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT tỉnh mà bạn quan tâm nhất?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 394
Hôm qua : 1.701